Sunday, January 12, 2014

Mỹ-Hán Tranh Hùng

Năm 1945 Nhật Bản đánh Mỹ là đánh giùm Tàu Cộng, nhưng thua.

Năm 1975 csVN đánh Mỹ là đánh giùm cho Tàu Cộng, nhưng thắng.

Thắng hoặc thua chỉ là vì biên giới Nhật-Trung cách nhau cái biển, còn biên giới Việt-Trung dính liền nhau thuận tiện cho việc tiếp ứng và một lũ Việt lai TQ gỉa người VN dẫn dắt toàn dânđi theo giặc Tàu.
 

Pakistan và Afghanistan chống Mỹ là chống giùm cho Tàu Cộng, chưa phân thắng bại.
 

Miến cũng chống Mỹ giùm cho Tàu Cộng, nhưng đã thua.

Bắc Triều Tiên chống Mỹ là chống giùm cho Tàu Cộng, chưa phân thắng bại.

VNcs là quôc gia duy nhất đánh Mỹ giùm cho Tàu Cộng và thắng năm 1972-1973 khi  tổng thống Nixon bắt tay TQ bỏ ĐNÁ để chiếm lục địa TQ. còn TQ thì chiến ĐNÁ mở đầu là chiếm Việt-Miên-Lào.

Từ 1972 dân TQ làm nô lệ cho Mỹ, csVN làm nô lệ cho TQ.

Bàn cờ chính trị là như thế.

 

Mỹ- Hàn cùng chia sẻ gánh nặng quốc phòng tại bán đảo Triều Tiên


Ảnh tư liệu : Khu trục hạm USS Lassen tới Hàn Quốc ngày 9/3/2013 chuẩn bị cho cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Ảnh tư liệu : Khu trục hạm USS Lassen tới Hàn Quốc ngày 9/3/2013 chuẩn bị cho cuộc tập trận chung giữa hai nước.
REUTERS/South Korean Navy/Handout

Tú Anh
Hôm 12/01/2014, sau ba ngày đàm phán tại Seoul, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đạt được một thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự song phương từ năm 2014 đến 2018. Seoul thông báo đóng góp 850 triệu đôla cho ngân sách duy trì sự hiện diện quân đội Mỹ tại Hàn Quốc trong năm 2014. Sau nhiều ngày thảo luận gay go, cuối cùng đồng minh châu Á đồng ý nâng phần đóng góp tài chính thêm 5,8%. Thỏa thuận còn chờ quốc hội Hàn Quốc biểu quyết.



Phần đóng góp của Hàn Quốc là 920 tỷ won, tương đương với 850 triệu đô la mỗi năm thấp hơn điều kiện đầu tiên của Mỹ là 895 triệu đôla.
Vào năm 1991, trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh, hai nước đã ký một thỏa thuận song phương lần đầu tiên, theo đó Seoul chia bớt phần nào gánh nặng an ninh quốc phòng với Mỹ, cụ thể là chi phí cho hoạt động của 28.500 quân đồng minh tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, hai bên đã nhiều lần thương thuyết lại mà lần cuối cùng là vào năm 2008, hết hạn vào cuối năm 2013.
Thỏa thuận vừa đạt được tại Seoul diễn ra trong khuôn khổ chính sách « tái định vị » của Mỹ tại châu Á, sau nhiều năm tập trung vào Irak và Afghanistan. Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc bắt đầu được tăng cường vào tháng tới với các đơn vị thiết kỵ trang bị chiến xa tối tân nhất.
Trong bản thông cáo, bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết là phía Hoa Kỳ đã yêu cầu Seoul đóng góp quan trọng hơn nhưng chính phủ Hàn Quốc đã thành công thuyết phục đồng minh chấp thuận mức độ ít hơn.
Như vậy có thể nói là « bất đồng lớn nhất » trong hợp tác quân sự Mỹ-Hàn đã được giải tỏa.
Cho đến nay, trung bình mỗi năm Seoul tài trợ khoảng 40% chi phí hoạt động của lực lượng đồng minh Hoa Kỳ tại Hàn Quốc trong nỗ lực phòng ngừa chiến tranh tái diễn với Bắc Hàn.
Theo giới quan sát thì kinh tế Hàn Quốc thừa khả năng chi trả. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 đạt kỷ lục 560 tỷ đôla trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 3,5%, một viễn ảnh tươi sáng.


Tokyo dọa dùng võ lực chặn tàu Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định 'không tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định 'không tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc
Reuters

Trọng Nghĩa
Lần đầu tiên kể từ đầu năm, vào hôm nay, 12/01/2014, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc lại thâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông. Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có hành vi khiêu khích, nhưng lần này Tokyo đã phản ứng tức thời, lên tiếng đe dọa dùng võ lực để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải.
 


Tuyên bố tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera khẳng định rằng nước ông « sẽ không bao giờ tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc vào vùng biển của mình.

Lãnh đạo ngành quốc phòng Nhật Bản nói tiếp : « Một mặt, chúng ta (tức Nhật Bản) phải có những nỗ lực ngoại giao. Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng muốn kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước bằng các Lực lượng Tự vệ (tên gọi của quân đội Nhật) và Tuần duyên ».

Phản ứng cứng rắn trên đây của ông Onodera được đưa ra ít lâu sau khi Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản báo cáo về một vụ xâm nhập mới của tàu Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc quyết liệt tranh giành.

Theo nguồn tin trên, ba chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào khu vực này vào khoảng 08g30 sáng nay, giờ địa phương, đi lại trong vùng hải phận của Nhật Bản trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước khi trở ra.

Đây là cuộc thâm nhập đầu tiên trong năm 2014. Lần cuối cùng mà Tuần duyên Trung Quốc tiến vào khiêu khích Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư là vào ngày 29/12/2013 vừa qua.

Từ hơn một năm nay, quan hệ Trung-Nhật xuống đến mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền vùng quần đảo này trên Biển Hoa Đông, đang nằm dưới quyền quản lý của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh viện dẫn các lý do lịch sử để đòi chủ quyền ngoài.

Tình hình đặc biệt căng thẳng từ tháng 9 năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo chính của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư : Chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mắt làm ngơ cho một làn sóng biểu tình chống Nhật, đôi khi biến thành bạo động, tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc.

Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu tuần tra biển, thậm chí các máy bay trinh sát, đến hoạt động ngay trong khu vực lãnh hải Nhật Bản chung quanh các hòn đảo, nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây.

Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra xung đột, vì tàu Nhật Bản cũng thường xuyên tuần tra tại khu vực này.


Tàu chiến tàng hình Mỹ USS Freedom tuần tra Biển Đông

USS Freedom, tàu chiến ven bờ (LCS) đầu tiên của Hải quân Mỹ, đã tiến hành các hoạt động tuần tra trong khu vực Biển Đông tranh chấp trong thời gian triển khai đến Singapore.

USS Freedom ( Hải quân Mỹ)

US US Naval Institute News ở thủ đô Washington dẫn lời Phó đô đốc Tom Copeman, Tư lệnh Lực lượng hải quân mặt nước của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đưa tin.


Vị đô đốc đưa ra phát biểu trong một cuộc họp báo được tổ chức tại San Diego, California vào ngày 6/1. Khi nói về việc điều động USS Freedom đến Singapore trong 10 tháng, từ tháng 3-12.2013, Copeman nói rằng, đó là sự thành công mặc dù một số hệ thống tối tân gặp vấn đề trong lần triển khai đầu tiên.

Trong tháng 5/2013, tàu chiến này đã buộc phải cắt ngắn một trong các nhiệm vụ của mình do hỏng hóc thiết bị, buộc phải trở lại cảng.

Hai tháng sau, một sự cố tương tự xảy ra một lần nữa khi 4 máy phát điện diesel Isotta Fraschini V1708 của USS Freedom bị quá nóng và phải tắt đi. Trong tháng 10/2013, thủy thủ đoàn phát hiện nước rỉ vào đáy tàu do một đường ống nước biển bị vỡ.

Bất chấp những trục trặc, ông Copeman nói: “Tôi không đồng ý khi đánh giá đợt triển khai này được đặc trưng bởi một loạt sự cố” và “Đây là phương tiện nghiên cứu và phát triển mà chúng ta đã chấp nhận rủi ro khá lớn”.

Hải quân Mỹ và hagx Lockheed Martin đã có những thay đổi thiết kế cho các tàu tiếp theo của lớp Freedom, và sẽ cải tiến các máy phát điện diesel và các hệ thống làm mát. Liên quan đến các nhiệm vụ tuần tra của USS Freedom tại Biển Đông đầy tranh chấp, ông Copeman nói rằng, tàu thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Hạm đội 7 Mỹ đóng tại Nhật Bản. Ông mô tả nó như là một “hoạt động tuần tra khá tiêu chuẩn” và nói thêm là tàu có mặt ở đó để thể hiện sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Nhật báo Thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc nói rằng, có 3 lý do chính để USS Freedom thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông. Một là, Hải quân Mỹ đang cố gắng chứng minh tính hữu dụng của tàu chiến ven bờ LCS do Washington đang chịu áp lực mạnh từ công chúng đòi cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hai là, Mỹ phải đảm bảo rằng, vị thế của họ ở Biển Đông sẽ không bao giờ bị thách thức bởi bất cứ cường quốc khu vực nào. Ba là, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh trong khu vực là Philippines chống lại bất kỳ mối đe dọa tiềm năng hơn từ sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Philippines đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

USS Cowpens, một tàu tuần dương tên lửa điều khiển lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ đã suýt đâm vào một tàu chiến Trung Quốc vào ngày 5/12 khi theo dõi các thử nghiệm trên biển gần đây của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh tiến hành trong khu vực.


No comments:

Post a Comment