Mỹ thử nghiệm tên lửa tấn công "Longbow"
Lục quân, Hải quân Mỹ với sự trợ giúp của tập đoàn Lockheed Martin đã thực hiện thành công vụ thử nghiệm tên lửa Longbow tấn công các mục tiêu ven biển.
Trong các cuộc thử nghiệm này, tên lửa Longbow được phóng từ một chiếc tàu nổi của quân đội Mỹ. Vụ phóng thành công đã chứng tỏ tên lửa này có rất nhiều triển vọng có thể hoạt động trong những tình huống phức tạp hơn vì đã tấn công chính xác các mục tiêu cách xa 6km trên các tàu tốc độ cao. Vụ thử nghiệm trên cũng cho thấy Longbow có thể đánh trả một cuộc tấn công nhanh từ nhiều hướng trong các tình huống thực tế.
"Đây là lần bắn thử thứ 2 được thực hiện bởi quân đội Mỹ với sự hỗ trợ của Lockheed Martin. Các vụ bắn thử này chứng tỏ các tên lửa Longbow hiện nay đủ khả năng đối phó với các mối đe dọa mới từ ven biển. Đầu năm nay, chúng tôi đã thử nghiệm phóng tên lửa này từ máy bay trực thăng Apache tấn công các mục tiêu ven biển", Hady Mourad, người đứng đầu Chương trình Phát triển tại Cơ quan Kiểm soát Hỏa lực và Tên lửa của Lockheed Martin nói.
Longbow là loại tên lửa “bắn là xong” ("fire and forget")- sử dụng sóng mm định hướng để khóa mục tiêu trước hoặc sau khi bắn. Quân đội Mỹ đã thực hiện vụ thử nghiệm này tại khu vực gần căn cứ không quân Eglin, bang Florida, với sự chứng kiến của các đại diện đến từ Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Tên lửa, Trung tâm tác chiến Hải quân mặt đất và Trung tâm Kỹ thuật Mỹ.
Mỹ thử thành công "sát thủ diệt hạm" LRASM từ bệ phóng thẳng đứng
Giờ đây, các tên lửa LRASM có thể phóng đi từ bất kỳ ống phóng thẳng đứng MK 41 tiêu chuẩn trên tàu chiến Mỹ mà không tốn nhiều chi phí chuyển đổi hệ thống liên quan.
Trang mạng Army Recognition ngày 16/1 đưa tin Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) vừa tiến hành thử nghiệm mô phỏng đối với tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM).
Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy LRASM có thể phóng đi từ bất kỳ bệ
phóng thẳng đứng MK 41 nào mà chỉ cần hiệu chỉnh một số phần mềm của
thiết bị trên tàu.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, tên lửa LRASM cùng với hệ thống điều khiển hoả lực của tên lửa Tomahawk, bệ phóng MK 41, hệ thống đẩy MK-114 với phần mềm điều khiển được chỉnh sửa đã thực hiện mô phỏng thành công mọi thao tác chuẩn bị và khởi động cần thiết để phóng tên lửa LRASM.
Đây là một bước tiến quan trọng trong chương trình tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của Mỹ khi mà giờ đây các tên lửa LRASM có thể phóng đi từ bất kỳ ống phóng thẳng đứng MK 41 tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ mà không tốn quá nhiều chi phí để chuyển đổi các hệ thống điều khiển liên quan, giúp đơn giản hoá trong quá trình đồng bộ hệ thống.
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM được mệnh danh là sát thủ diệt hạm của Hải quân Mỹ, tên lửa có tầm bắn tối đa lên đến 370km đầu đạn nặng 453kg đủ sức đánh chìm bất kỳ chiến hạm nào. Điểm đặc biệt của tên lửa LRASM là nó được trang bị hệ thống dẫn đường ưu việt không phụ thuộc vào GPS. Tên lửa có thể tiếp nhận mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay ngay trong khi bay và ở pha cuối tên lửa tự động so sánh hình ảnh của tàu chiến giúp nó có thể bám theo các tàu chiến kể cả khi tàu đang di chuyển với tốc độ cao. Dự kiến Mỹ sẽ đưa các tên lửa LRASM vào biên chế trong năm 2015
Trong cuộc thử nghiệm lần này, tên lửa LRASM cùng với hệ thống điều khiển hoả lực của tên lửa Tomahawk, bệ phóng MK 41, hệ thống đẩy MK-114 với phần mềm điều khiển được chỉnh sửa đã thực hiện mô phỏng thành công mọi thao tác chuẩn bị và khởi động cần thiết để phóng tên lửa LRASM.
Tên lửa LRASM
Đây là một bước tiến quan trọng trong chương trình tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của Mỹ khi mà giờ đây các tên lửa LRASM có thể phóng đi từ bất kỳ ống phóng thẳng đứng MK 41 tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ mà không tốn quá nhiều chi phí để chuyển đổi các hệ thống điều khiển liên quan, giúp đơn giản hoá trong quá trình đồng bộ hệ thống.
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM được mệnh danh là sát thủ diệt hạm của Hải quân Mỹ, tên lửa có tầm bắn tối đa lên đến 370km đầu đạn nặng 453kg đủ sức đánh chìm bất kỳ chiến hạm nào. Điểm đặc biệt của tên lửa LRASM là nó được trang bị hệ thống dẫn đường ưu việt không phụ thuộc vào GPS. Tên lửa có thể tiếp nhận mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay ngay trong khi bay và ở pha cuối tên lửa tự động so sánh hình ảnh của tàu chiến giúp nó có thể bám theo các tàu chiến kể cả khi tàu đang di chuyển với tốc độ cao. Dự kiến Mỹ sẽ đưa các tên lửa LRASM vào biên chế trong năm 2015
Mỹ điều 11 tàu chiến LCS tới châu Á – TBD
Thông tin này được đưa ra bởi Đô đốc
Hải quân Mỹ Jonathan Greenert bên lề triển lãm quốc phòng IMDEX 2013. Kế
hoạch này nằm trong chiến lược “xoay trục” về châu Á – Thái Bình Dương
của chính quyền Obama.
Phát biểu với báo giới tại Triển lãm
Hàng hải Quốc phòng Quốc tế châu Á (IMDEX 2013), Đô đốc Hải quân Mỹ
Jonathan Greenert nhấn mạnh, 4 tàu LCS sẽ được triển khai trước ở
Singapore. Và 7 chiếc còn lại sẽ thay thế cho đội tàu quét mìn (MCM)
được triển khai ở Sasebo, Nhật Bản.
Trước đó, chiếc tàu đầu tiên LCS-1 USS Freedom tới quân cảng Changi (Singapore) vào ngày 18/4.
Tàu chiến đấu ven biển thuộc lớp Independence. |
Lực lượng hải quân ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương đang chú ý đến biến thể của hãng Lockheed Martin LCS-1
USS Freedom, vì nó hoạt động trong vùng nước nông xung quanh Singapore.
Theo ông Greenert, các đồng sự quốc tế của ông rất ấn tượng với thiết
kế này.
LCS là lớp tàu mới của Hải quân Mỹ
được thiết kế hoạt động ở vùng nước nông ven biển, ngăn chặn địch tiếp
cận bờ biển. Theo quan chức Hải quân Mỹ, nước này có kế hoạch đóng 52
chiếc LCS thuộc 2 lớp LCS chính gồm: Freedom và Independence (thiết kế
dạng 3 thân).
Tàu chiến đấu ven biển LCS được thiết kế theo công nghệ module hiện đại (dễ dàng thay thế khi bị hư hỏng), có khả năng tàng hình. LCS thích hợp với nhiệm vụ chống tàu ngầm, quét thủy lôi, trinh sát, chống chiến tranh phi đối xứng, hỗ trợ nhiệm vụ đặc biệt.
No comments:
Post a Comment