Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà Triết học vĩ đại của
Khổng tử ngày xưa trong thời NHO THỊNH tại VN, được tôn vinh như một " vạn thế sư biểu" (người thầy của muôn đời), nhưng tư duy của ông rất khinh thường và chà đạp người phụ nữ. Có thể phát xuất từ chuyện cơm không lành canh không ngọt với người vợ chính thức của ông là bà Nguyên Quan, và sau nầy Khổng Tử đã xuất hôn với người đã hôn phối, để thong dong tự tại đi khắp thiên hạ truyền bá học thuyết của mình.
Khổng Tử nói:
"DUY NỮ TỬ DỮ TIỂU NHÂN VI NÁN DƯỠNG DÃ; CẬN CHI TẮC BẤT TỐN; VIỄN CHI TẮC OÁN!
Dịch nghĩa là: "Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận".
"Tiểu nhân" trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm đối lập với "quân tử" vốn được coi là hình mẫu một con người lý tưởng. Nếu người quân tử là người có đạo đức, có chí khí, làm
Chính vì vậy, Khổng Tử từng khuyên học trò là
Đây đúng là sự ngạo mạn và khinh thường người phụ nữ của một " vạn thế sư biểu" trong thiên hạ, người mà Trung Hoa đã tôn thờ trên 2000 qua. Tuyết Hồng chỉ mạn phép đề cập đến vai trò người phụ nữ trong thời phong kiến, khi mà Nho giáo bắt đầu truyền sang nước ta. Chính vì tư tưỏng nầy mà Khổng Tử đã kềm hãm sự phát triển của người phụ nữ trong xã hội tại các nước tôn sùng
Một qủi đạo mà Khổng Tử đã vạch ra cho người phụ nữ vào thời phong kiến là phải tôn trọng: TAM TÒNG; TỨ ĐỨC. Tức là những quy định mang tính nghĩa vụ đối với phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo.
TAM TÒNG:
2.Xuất giá tòng phu (出嫁從夫]: lúc lấy chồng phải nghe
3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải
Theo như Khổng Tử, khi ngưòi phụ nử lớn lên không được đến trưòng, mà chỉ quanh quẩn trong nhà với cha mẹ ruột , rồi tới khi về nhà chồng thì phải biết phục vụ bên nhà chồng cho đến chết, ngoài ra không cần biết gì khác nửa. Trong thời phong kiến, người phụ nữ không đưọc đến trường...vì thế nước ta không bao giờ có nữ Tiến Sĩ, danh vị chỉ dành cho phái nam mà thôi.
NGƯỜI PHỤ NỬ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA ĐÃ PHÁ VỠ KHỔNG THUYẾT CỦA VẠN THẾ SƯ BIỂU:
Một tư tưởng lớn trong giới phụ nử Việt Nam vào thế kỷ thứ III đó là bà Triệu Thi Trinh (225-248) với một câu nói lưu danh:
"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Hải kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước người ta cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp cho người"
Tuyết Hồng rất tâm đắc với câu nói nầy của bà Triệu Thi Trinh, và cho đó là một nhà cách mạng về tư tưởng, một ngưòi đã dám lên tiếng phá vở qủi đạo của Khổng Tử trong thế kỷ thứ III về vai trò của ngưòi phụ nử. Bà đã đặt người phụ nữ lên ngang hàng với nam giới, là phải biết phải đạp luồng sóng dữ như nam giới... đi đánh giặc cứu nước cứu dân như nam giới, CHỨ KHÔNG CÚI ĐẦU LÀM TÌ THIẾP!!
Tấm gương người phụ nữ kiên cường nầy làm đảo lộn hết tư tưỏng của Khổng Tử ngay từ thế kỷ III, khi mà những nưóc Á Châu đang gật gù và mê ngũ với cái vòng kim cô mà Khổng Tử ( 551 -- 479 TCN) đã đặt lên đầu người phụ nữ Á Châu từ 500 năm trước công nguyên.
TỨ ĐỨC:
Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):
1.Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.
2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân
3.Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng
4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt
Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai nữa. Đúng là một quan niệm rất ích kỷ về người phụ nữ trong Khổng thuyết ( Konfusius) mà người sáng tạo đưọc coi như người thầy vĩ đại vào thời đó. Với quan niệm đó Khổng Tử đã dìm người phụ trong trong qủi đạo do ông sáng tác, để trả thù cho cái hạnh phúc gia đình ông ta bị tan nát.
QUÁ TRÌNH DU NHẬP KHỔNG THUYẾT VÀO VN
Nhìn lại một thời vàng son của Khổng thuyết ( Konfusius) ở nước ta đã du nhập từ khi Sĩ Nhiếp làm quan Thái Thú tại nước ta, nhưng các triều đại trước nhà Lỳ, Khổng Thuyết không đưọc thịnh hành; sau đó đến thời nhà Lý rất được trọng dụng và kéo dài đến triều Nguyễn. Nho giáo bị kết thúc khi Pháp thống trị VN, từ đó làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của các nhà Nho về phong cách đối xữ với phụ nữ. Quan niệm mới của Tây Phương đã dần dần cởi được cái áo làm tì thiếp trong hơn 1000 tại nưóc ta. Quan niệm " trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu trao mình" bị ảnh hưỡng từ Khổng Thuyết, đã bị vất vào thùng rác và chấm dứt thời kỳ ngự trị của Nho giáo trên đất nước VN.
Trong
việc tiển đưa " Khổng thuyết" lên đường, công trạng không nhỏ được kể
phải là nhóm "Tự Lực Văn Đoàn" http://vanlangseattle.org/public/documents/tulucvandoan.html,
vào đầu thế kỷ 20, đã cổ võ việc tống khứ tiếng NHO và tàn tích của Nho giáo
trên toàn cỏi nước VN. Từ đó Khổng Thuyết mới bị xoá sổ tại VN và vai trò của
ngưòi phụ nử mới từ từ được thật sự cởi trói trong xã hội.
Tiếp theo đó, người phụ nữ được đến trưòng học và bắt đầu có những tiện nghi hơn về mặt Nhân và Dân Quyền...Cho đến khi thế chiến thứ hai chấm dứt, bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới ra đời, thì vai trò người phụ nữ trong xã hội mới được tôn trọng triệt để.
ẢNH HƯỞNG NHO GIÁO TẠI VN
Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta. Đến thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh (1428) nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn- học thuyết chính thống của nhà nước- cuối thế kỷ đó, vào thời Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), nó đạt đến mức toàn thịnh. Từ thế kỷ XV, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối. Ảnh hưởng của Nho giáo, do thực tế lịch sử đó rất lớn. Nhưng nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng đó tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội VN thì tuỳ
Trong thời Hán học đang thịnh, các nhà Nho coi chữ Hán là chữ ta, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Di, Chu Hy là thánh hiền, Nho giáo là đạo học ở nước ta và ai cũng nghĩ như Phan Đình Phùng: "Nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu; cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ cái gốc của vua tôi, cha con theo năm đạo cương thường mà thôi... cái ơn giáo hoá của Thi Thư vốn là chỗ dựa cho mình đấy.
Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nước ta đã mất vào tay thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ này, các nhà nho yêu nước như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..., chịu ảnh hưởng của phong trào duy tân, Âu hoá của Nhật Bản, Trung Quốc mới nhìn nhận cách khác. Họ lên án chế độ chuyên chế, lên án cách học khoa cử, coi Hán học chỉ đào tạo ra một lớp hủ nho. Tuy các nhà nho duy tân chưa lên án Nho giáo nhưng họ cũng thấy Nho giáo để lại hậu quả tiêu cực: làm cho nước yếu dân hèn, người phụ nữ mất thế đứng trong xã hội, nhân và dân quyền bị tước đoạt bởi chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó chỉ chấp nhận vai trò tuyệt đối của Quân (vua) về quyền hạn mà thôi.
Xu hướng phủ định Nho giáo còn tiếp tục và tăng cường trong lớp người chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây. Khi phong trào tiếng quốc ngử được truyền bá rộng rải khắp nơi, thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn là nhóm đã phá tư tưởng của Khổng Tử đầu tiên và đẩy lùi nó vào quá khứ cho đến ngày nay.
Trong các tôn chỉ của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) có một điểm là:
Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa".
Từ
khuynh hướng đó, TLVĐ đẫ cổ vũ một định hướng mới theo
Tây phương, đưa người phụ nữ đến gần sự phát triển con người và xã hội. Ảnh
hưỡng văn hoá phương tây và đà tiến của chử quốc ngử vào đầu thế kỷ 20 đã quét
sạch được Nho giáo và phong kiến và cởi trói cho người phụ nữ tại nước ta. Như
vậy sau gần 20 thế kỷ làm mưa làm gío tại VN và nhốt người phụ nữ VN trong cái
vòng rào Tam Tòng Tứ Đức, định hướng cho người phụ nữ là phải sống trong vòng
rào của phép tắc do Khổng Tử tự đặt ra. Trong đó người phụ nữ chỉ được thi hành
bổn phận làm dâu và làm mẹ, sau khi sanh con đẻ cái, ngoài ra tất cả quyền lợi
căn bản của nhân và dân quyền đều bị Khổng Tử tước đoạt hết!! Củng chính vì thế
mà Khổng Thuyết đã bị đào thải nhanh chóng sau một thời gian khá dài tại các
nước Đông Á.
Để kết luận, trong vai trò công tố viện là lên án Khổng Tử, vì Tuyết Hồng cho rằng Khổng Tử là người vi phạm Nhân và Dân Quyền nặng nề nhất, đây là quan niệm và sự lên án của cá nhân Tuyết Hồng, các bạn nào cãm thấy không đúng không hợp lý, xin góp ý để binh vực cho Khổng Tử một triết gia người Tàu vang danh một thời!!
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:
1.Ý NGHĨA VÒNGKIM CÔ CỦA TỀ THIÊN ĐẠI
THÁNH
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Ngộ_Không
2.KHỔNG TỬ
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khổng_Tử
3.VỀ NGƯÒI
VỢ CỦA KHỔNG TỬ XEM TRONG LINK NẦY:
http://phunutoday.vn/kham-pha/vi-dau-khong-tu-coi-thuong-phu-nu-17815.html.
4.NGHIÊN CỨU QUAN NIỆM VỀ PHỤ NỮ CỦA KHỔNG TỬ
http://www.youtube.com/watch?v=mVhwp26_Sww.
5. Tự Lực Văn Đoàn
http://vanlangseattle.org/public/documents/tulucvandoan.html
6.Bản Tuyên Ngôn
Quốc Tế
Nhân Quyền
1948. (Được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc
thông qua và công bố theo Nghị quyết
số 217A (III) ngày 10/12/19 48).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền
Nguyẽn Thị Hồng, ngày 4.9.2913
Để kết luận, trong vai trò công tố viện là lên án Khổng Tử, vì Tuyết Hồng cho rằng Khổng Tử là người vi phạm Nhân và Dân Quyền nặng nề nhất, đây là quan niệm và sự lên án của cá nhân Tuyết Hồng, các bạn nào cãm thấy không đúng không hợp lý, xin góp ý để binh vực cho Khổng Tử một triết gia người Tàu vang danh một thời!!
1.Ý NGHĨA VÒNG
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Ngộ_Không
2.KHỔNG TỬ
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khổng_Tử
3.
http://phunutoday.vn/kham-pha/vi-dau-khong-tu-coi-thuong-phu-nu-17815.html.
4.NGHIÊN CỨU QUAN NIỆM VỀ PHỤ NỮ CỦA KHỔNG TỬ
http://www.youtube.com/watch?v=mVhwp26_Sww.
5. Tự Lực Văn Đoàn
http://vanlangseattle.org/public/documents/tulucvandoan.html
6.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền
Nguyẽn Thị Hồng, ngày 4.9.2913
Lời Bàn: Học thuyết hay còn gọi là triết lý của
đạo Khổng thường được người dân đem ra bàn luận, tranh cãi mối khi có
sự việc xích mích xẩy ra trong xã hội loài người và cần có ai phân
giải trước khi đi đến cữa quan quyền nhờ đến công pháp phân xử. Những
giáo điều trong đạo Khổng thật ra cũng là một hình thức luật lệ để
gìn giữ trật tự na ná như luật phát của các chính quyền quốc gia
đặt ra để duy trì trật tự cho xã hội. Tuy nhiên tiết lý đạo Khổng
đặt nền tảng trong trí óc của con người; khi con người lớn đủ khôn, học,
hiểu và thầm nhuần triết lý thì tự họ gìn giữ các giáo điều tự
trong thâm tâm họ. Khi có sự việc gì xẩy ra, con người sẽ tự phân
biệt lẽ phải hoặc quấy và tự chọn hành động thích nghi để giữ
chính họ và đồng thời giữ cho xã hội yên ổn.
Nhưng, nhìn tổng quát cái triết lý Khổng giáo,
nó có điều không ổn mà người văn minh không chấp nhận nó, đó là
tánh chất đa thê ưu đãi phái nam và ngược đãi phái nữ đã khiến cho
hàng tỷ người nữ bị bạc đãi hàng ngàn năm qua. Chưa nói đến điều
tai hại của tánh đa thê gây vô số các khó khăn trong đời sống và làm
cho xã hội không ổn định trong mấy mươi thế kỷ rồi, chỉ nội cái nội
quy đa thê đã khiến cho Khổng giáo bị loại bỏ ra khỏi các tôn giáo
khả kính.
Còn như nói đến tánh chất giúp giữ gìn trật tự
xã hội thì China là quốc gia phát nguồn của Khổng giáo, nhưng China
lại có lịch sử nội chiến dai dẳng hàng nghìn năm. Thế ra không khác
gì người China cho là có nền văn hóa văn minh kỳ cựu trên thế giới
và đem lịch sử China ra chứng minh thì không khác gì là điều sỉ nhục
đau buồn cho chính dân tộc có số dân đông nhất thế giới và hùng mạnh
không kém gì Hoa Kỳ.
Theo truyền thuyết người China thì Khổng Tử có
tài nhưng không có tướng mệnh làm vua, cho nên bèn đem cái tài chế ra
thành một ông thánh tổ khai sáng ra môn phái khác phàm tục để tranh
đoạt công danh phú qúy với các vị thánh tổ khác như Đức Phật, Chúa
Jésu và vị Hoàng Đế cùng thời. Nhờ Khổng Tử cam kết không tranh
quyền lực nên được vị Hoàng Đế Trung Hoa cho tự do truyền đạo không
bị gây khó khăn gì. Khổng Tử cam phận nho gia miễn sao có bổng lộc
sống ung dung sung sướng và được mọi người trong xã hội thời ấy trọng
vọng và đã tự mãn.
Tóm lại là Khổng giáo có thể hay vào
thời xưa không có cái gì khác để so sánh. Còn đến ngày nay thì lịch
sử nội chiến của người China chứng minh Khổng giáo không đem lại trật
tự cho xã hội loài người và sự kỳ thị phái nữ đã bị quốc tế lên
án là vi phạm nhân quyền. Cái gì không đúng thì cái đó bị loài người văn minh đào thải để xã hội trở nên thánh thiện hơn. Guốc bay Khủng Tử.
Ý tưởng về Viện Khổng Tử cho VN
Cập nhật:
12:22 GMT - thứ sáu, 30 tháng 12, 2011
Một trong những ý tưởng được phía Trung Quốc nêu
ra gần đây để tăng cường quan hệ hai nhà nước là mở viện Khổng Tử
tại Việt Nam như đã làm tại nhiều nơi trên thế giới.
Đề tài này vừa được nêu lại
trong chuyến thăm tháng 12 của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
dù hồi 2009, Thủ tướng Việt Nam đ̃a cho phép "thí điểm thành lập một Bấm Học viện Khổng Tử tại Việt Nam" nhưng
không rõ sẽ đặt ở đâu và bao giờ xây dựng.
Nay, theo nhà nghiên cứu văn học
Lại Nguyên Ân, nêu ý kiến của số trí thức mà ông nói là khá đông
tại Việt Nam hiện nay, chuyện mở Viện Khổng Tử tại Việt Nam sẽ gặp
nhiều thách thức.
Ông Lại Nguyên Ân, người có
nhiều tác phẩm về giai đoạn giao thời khi văn hóa Nho giáo bị Phương
Tây lấn át tại Việt Nam đầu thế kỷ 20, cho rằng chỉ để nghiên cứu
Khổng giáo thôi thì công việc của một viện như thế sẽ rất bó hẹp.
Còn nếu để quảng bá văn hóa
chính thống hiện nay tại Trung Quốc, một trung tâm Khổng Tử, nếu được
khai trương, sẽ dễ vấp phải các chủ đề nhạy cảm trong quan hệ chính
trị và ngoại giao Việt - Trung hiện nay.
Bắc Kinh chưa thuộc lời dạy của Khổng Tử
Lê Phước
gửi cho BBCVietnamese.com từ
Paris
Hiểu được sức
mạnh của văn hóa, nên gần đây, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa
quân đội, Trung Quốc đã tăng cường công tác truyền bá văn hóa ra nước ngoài.
Đến hiện tại, nước này đã cho xây
dựng hơn 150 Viện Khổng Tử trên thế giới, với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn
hóa Trung Hoa.
Việc chọn Khổng Tử để đặt tên cho
các viện không phải là ngẫu nhiên, bởi ở Trung Quốc, Khổng Tử được phong là
“vạn thế sư biểu” (Biểu trưng người thầy ở mọi thời đại).
Ông là người khai sáng Nho giáo,
một học phái không chỉ ngự trị ở Trung Quốc hàng ngàn năm, mà còn ảnh hưởng
sang nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
Ngày nay, học thuyết Khổng Tử được
nghiên cứu trên khắp thế giới.
Chúng ta trở lại sự kiện Lưu Hiểu
Ba hồi năm rồi để hiểu thêm về tầm quan trọng của Khổng Tử đối với nhà nước
Trung Quốc. Khi được chọn tặng giải Nobel Hòa bình 2010, Lưu Hiểu Ba đang bị
giam tại Trung Quốc.
Thế mà, Ủy ban Nobel vẫn quyết định
tổ chức lễ phát giải vắng mặt.
Tại Trung Quốc, trước một ngày khi
lễ trao giải Nobel diễn ra, Bắc Kinh đã sáng lập giải Khổng Tử, và trao cho một
nhà chính trị Đài Loan. Khi ấy, báo chí phương Tây đã ví von “Khổng Tử trước
Nobel”.
Cố tình không theo?
Trung Quốc xem trọng Khổng Tử như
thế, nhưng lạ thay, nước này có vẻ chỉ biết khai thác tiếng tăm của đức Khổng,
bởi trong hành động, Bắc Kinh tỏ ra không hề hiểu, hoặc đã hiểu mà cố tình
không làm theo lời dạy của ngài.
Chúng ta chỉ cần nhìn vào ba điểm
then chốt nhất của Khổng Giáo để chứng minh cho lời nhận định trên.
1) Khổng Tử dạy:
Người quân tử lấy nghĩa làm đầu, không vì lợi mà quên nghĩa.
Năm 1974, nhân thế cuộc chiến tranh
Việt Nam lúc cao trào, Trung Quốc thừa cơ đánh chiếm Hoàng Sa. Nên nhớ rằng,
trong thời gian đó, quan hệ Việt-Trung là đồng chí, anh em.
Năm 1988, Trung Quốc lại tấn công
Trường Sa, gây thương vong cho nhiều chiến binh Việt Nam. Hai sự kiện này cả
thế giới ai cũng biết. Tức Trung Quốc cũng biết rõ hành động chiếm đoạt lãnh
thổ của bằng hữu mình là trước thanh thiên bạch nhật, thế mà vẫn làm.
Rõ ràng là thấy
lợi quên nghĩa!
Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện
đại hóa quân đội, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á, và ngày càng có thái độ hung
hăng trên Biển Đông. Thái độ và hành động hung hăng của Trung Quốc vừa qua cả
thế giới điều biết, báo đài quốc tế đã tốn nhiều giấy mực để phân tích.
Tại sao Trung Quốc lại tăng cường
tấn công Biển Đông như thế mà không ngại trắng trợn vị phạm luật quốc tế, không
ngại mất tình láng giềng, không ngại mang tiếng lấn lướt người yếu thế?
Câu trả lời rất đơn giản mà cả thê
giới đều biết, đó là dưới lòng Biển Đông trong khu vực Trung Quốc áp đặt đường
lưỡi bò có một trữ lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ.
Rõ ràng lại vì
lợi quên nghĩa!
2) Khổng Tử dạy:
Người quân tử không sợ kẻ mạnh, không hiếp người yếu.
So với Trung Quốc, các nước có tham
gia tranh chấp Biển Đông điều là nước nhỏ hơn, kinh tế kém phát triển hơn, quân
lực yếu hơn.
Gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân
sách đáng kể cho quốc phòng, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á trên đảo Hải Nam.
Trung Quốc cũng vừa soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế
giới.
Trung Quốc lại là một trong năm
nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, có thể nói
rằng, dù Bắc Kinh luôn “khiêm tốn” không thừa nhân, nhưng trên thực tế, Trung
Quốc là một cường quốc kinh tế, chính trị và cả quân sự.
“Tri kỉ tri bỉ”, Trung Quốc hiểu rõ
vị thế của mình, và đã tận dụng lợi thế này để lấn lướt các nước trong khu vực,
dùng sức mạnh để đe dọa láng giềng, không kể gì đến luật pháp quốc tế và tình
nghĩa cận thân.
Rõ ràng là ỷ
mạnh hiếp yếu!
3) Khổng Tử dạy:
Trong quan hệ bằng hữu, lấy chữ tín làm đầu.
Trên các diễn đàn chính thức, Bắc
Kinh luôn tuyên bố không cậy mạnh hiếp yếu, muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa
bình. Thế mà sự thật đã chứng minh, Trung Quốc tỏ ra "tiền hậu bất
nhất".
Philippines vừa rồi tố cáo Trung
Quốc nhiều lần xâm phạm lãnh hải, trong khi quan chức Bắc Kinh đến thăm
Philippines để tăng cường tình hữu nghị. Tàu hải giám Trung Quốc vào trong phạm
vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tấn công tàu Việt Nam.
Thế mà, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao của Trung Quốc lại cáo buộc điều ngược lại, trong khi báo đài thế giới đều
ghi nhận sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam này của phía Trung Quốc.
Rồi tại diễn đàn Shangri-La 2011,
trước phản ứng của Philippines, Việt Nam, Malaysia, tổng trưởng quốc phòng
Trung Quốc Lương Quang Liệt lại tuyên bố mạnh mẽ rằng Trung Quốc không hề dùng
sức mạnh đe dọa láng giềng, Trung Quốc theo đuổi giải pháp hòa bình...
Sau cuộc "trấn an", tàu
Trung Quốc lại tiếp tục tấn công tàu Việt Nam một lần nữa.
Rõ ràng là không
giữ điều tín nghĩa ?
Đức Khổng Tử răn dạy hậu thế tu
thân để thành người quân tử. Thế nhưng, chỉ xét sơ ba điều cơ bản của Nho Giáo
nói trên, thì đủ thấy rằng bài học cơ bản của đức Khổng đã không được Bắc Kinh
học thuộc.
Như vậy, chính phủ Bắc Kinh có xứng
đáng là con cháu Khổng Tử chăng? Nếu phải, thì nên chăng Bắc Kinh phải học lại
Khổng Giáo trước khi truyền bá cho người.
Bài phản ánh
quan điểm cá nhân của tác giả Lê Phước, một người nghiên cứu Nho giáo,
hiện là nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Versailles
Saint-Quentin-En-Yvelines, vùng Ile de France, Pháp.
Lời Bàn:
Qua bài viết của Lê Phước, việc truyền bá Nho Giáo còn được gọi
là Khổng Giáo vào Việtnam, nó là sự thâm hiểm của người Tàu muốn
chiếm và cai trị nước Việtnam bằng giáo điều dựa trên hệ thống lý
luận đàn áp con người từ trong tâm não. Theo lập luận của Khổng Tử
cứ ai sanh ra đời trước là đương nhiên tính theo số tuổi mà tự có
cấp bậc chú bác, anh chị em, con cháu cột trèo, và như thế ai lớn
hơn thì có nhiều quyền hành hơn. Rõ ràng đó là sự kỳ thị về tuổi
tác. Điều này gây nên nhiều tranh cãi và cản trở công việc điều hành
trong mọi cơ sở trong xã hội, gây lủng củng hiềm khích giữa người
với người. Cho nên khi xét rõ toàn bộ triết lý Khổng Giáo thì từ
gốc đến ngọn của Khổng Giáo chỉ là hệ thống đè nén tâm trí con
người mà thôi. Trong đời sống thực tế đã có vô số gia đình mất hạnh
phúc vì sự lủng củng vì cách thức lập luận của Khổng Tử.
No comments:
Post a Comment