Saturday, October 5, 2013

Hồ chí Minh Gây Đại Nạn 1954


Viết cho mùa quốc nạn lần thứ nhất 20.7.1954.
by Võ Thị Linh (1.7.2013)



TIẾN TRÌNH ĐƯA ĐÓN ĐỒNG BÀO DI CƯ SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE:

Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève http://giaocam.saigonline.com/HTML-T/VSTranGiaPhung/TranGiaPhungNDHiepDinhGeneve.pdf được ký kết giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được tập trung ở miền Bắc, và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên Hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do, dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia, và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955.


Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến được thành lập theo điều 34 của Hiệp Định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada.

Hàng loạt tàu há mồm (landing ship) http://namrom64.blogspot.de/2012/08/them-hinh-anh-ve-nhin-lai-cuoc-di-cu.html đã đón người di cư rời miền Bắc. Ngày 9 tháng 8 năm 1954. Chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, lập Phủ Tổng Uỷ Di Cư Tỵ Nạn, ở cấp một Bộ trong Nội Các với ba Nha đại diện: một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư.

Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam, nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các Chính Phủ Anh, Ba Lan, Tây Đức, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Trung Hoa Dân quốc, Úc và Ý hưởng ứng cùng các tổ chức Unicef, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), Care và Thanh Thương Hội Quốc tế.

Ngày 4 tháng 8 năm 1954, cầu hàng không được nối phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút một là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.

Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là "tàu há mồm" (landing ship), đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan... giúp được 655.037 người "vô Nam". "Nam" được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Vì số người di cư quá đông, Cao Uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận, nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn, thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thuỷ cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8 năm 1955.
Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng. Tính đến giữa năm 1954 và 1956, khoảng trên 900.000 -- 1.000.000 người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 700.000 người Công Giáo, tức khoảng 2/3 số người Công Giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam.

Cuộc trốn chạy của đồng bào miền bắc vào năm 1954 đã nói lên được Chủ Nghĩa Cộng Sản đã không thích ứng với Việt tộc
qua một thời gian thử nghiệm từ 1945-1954, qua cuộc bò phiếu bằng chân của nhân dân miền bắc vào năm 1954 là một bằng chứng cho thất bại của một chủ nghĩa ngoại lai do họ hồ du nhập vào nước ta.

Nếu như phe Cộng Sản không tìm cách phá hoại cuộc di cư của đồng bào, thì con số di cư sẽ còn tăng cao hơn con số mà miền nam đã chính thức tiếp nhận. Bọn cs đã dùng mọi cách để chận đứng làn sóng người di tản bằng những luận điệu như:
- Người Mỹ và Pháp sẽ cắt tay của trẻ sơ sinh và quẳng đàn bà xuống biển, còn đàn ông thì bắt đi làm cao su cạo mủ tại các đồn điền cao su.
- Tầu há mồm ra đến biển thì há mồm ra, rồi xô đẩy người ta xuống biển.
- Với những áp lực đủ kiểu, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng công giáo.
- Một khi bầu khí hoảng loạn thì mạnh ai nấy chạy, trong khi đó từng toán xe tải nhà binh tiến vào các làng để bốc hốt đi thật nhanh, kể cả dùng bạo lực cưỡng ép tất cả dân chúng.

Mặt khác những tờ bích chương và bươm bướm do Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng, biết về quyền tự do di tản thì KHÔNG ĐƯỢC PHÍA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ PHÂN PHÁT .

Ngoài việc ngăn cản người di cư, bọn cộng sản còn vu khống là người miền bắc bị CƯỠNG BỨC DI CƯ chứ không tự nguyện. Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà về hành động "cưỡng bách di cư". Trong số 25.000 người Uỷ Hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả, như lời tố cáo láo của phe Cộng Sản. Bộ mặt thật của cộng sản lúc nào củng không thay đổi, mặc dù biết là bá đạo hay xảo trá, nhưng chúng củng không bao giờ từ bỏ, miễn sao đạt được mục đích.

Công cuộc định cư của chính quyền VNCH hoàn thành mau chóng và tốt đẹp là một phần nhờ ông Diệm đã chọn được, những vùng đất phì nhiêu rộng lớn cho dân di cư. Ví dụ như ông Diệm đã:

- Lấy đất Cái Sắn màu mỡ cấp phát cho 45.000 nông dân.

- Lấy bờ biển Bình Tuy và đảo Phú Quốc, nổi tiếng nhiều hải sản cho dân chài lưới.

- Lấy Long Khánh, Định Quán, Gia Kiệm, Hố Nai cho dân khai thác lâm sản và làm đồ mộc.

- Lấy Ban Mê Thuột và Cao Nguyên đất đỏ phì nhiêu cho dân trồng trọt hoa mầu xuất cảng.

- Lấy vùng Ngã Ba Ông Tạ, Tân Bình, Gò Vấp chung quanh Sài Gòn cho dân thương mãi và kỹ nghệ ...

Và cũng chẳng bao lâu, đời sống dân di cư đã đi từ ổn định, đến trù phú còn hơn cả dân địa phương. Công cuộc định cư mau chóng và tốt đẹp cho hơn 900.000 người di cư, đã làm cho các quốc gia trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ phải khâm phục. Một bác sĩ trẻ của Hải Quân Mỹ, ông Tom Dooley, một nhân vật rất mộ đạo Thiên Chúa, từng tham gia vào việc chuyên chở người Bắc di cư vào Nam, Ông nhận thấy tinh thần chống Cộng cao độ của người Thiên Chúa giáo Việt Nam, nên ông đã tình nguyện ở lại miền Nam để thực hiện nhiều công cuộc nhân đạo, viết sách ca ngợi công trình di cư và định cư, làm cho nhân dân Mỹ càng thêm kính phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đây là một thành công lớn về mặt xã hội của chính quyền VNCH.

Trong những năm 1955--5196. Ngoài công cuộc định cư cho dân miền Bắc, nhiều cải cách xã hội, cũng như những biến cố chính trị tốt đẹp khác, càng làm tăng thêm uy tín của ông Diệm và nền đệ nhất cộng hoà.

Nếu như cuộc sống người dân quê ở ngoài bắc trong chế độ cs có được hai ba sào ruộng đã là quý. Nhà ở là túp lều tranh vách đất, trống trước trống sau. Còn nếu không có nổi vài ba sào thì đi cấy rẽ, cấy thuê, hoặc làm thuê làm mướn. Tôi đã thấy những bữa ăn của thợ cấy, thợ cầy. Chỉ có vài quả cà. Khá lắm có chút rau muống luộc thì lấy nước rau muống chan để và vội bát cơm. Cả năm không biết có mấy lần ăn được một miếng thịt. Đi ăn cỗ thường 6 người/một cỗ. Họ bảo nhau ăn vài miếng, thường sau đó chia nhau ăn hết món nấu, rồi cả mâm chia phần còn lại làm sáu phần lấy lá chuối gói về cho vợ con.

NHƯNG KHI DI CƯ VÀO NAM, tại trại định cư Cái Sắn, mỗi người được chia đến ba mẫu ruộng. Nhà cửa khang trang. Cầy cấy thì có trâu thay cho người. Cấy lúa sạ làm chơi mà ăn thật khỏi phải chân lấm tay bùn, quần quật từ sáng tới tối.

Vào Cái Sắn người di cư phút chốc lên làm người. Kể từ nay, không còn vất vả quần quật nữa.

Tại nơi đây, một sức sống mới đang vươn dạy theo tinh thần Tự lực cánh sinh và dần dần được địa phương hóa.

Trên tờ Nữu Ước thời báo ra ngày 16/02/1956 đã viết như sau về trại định cư này:

"Trên địa hạt con người, đối với những người tỵ nạn, đây có nghĩa là một đời sống sung sướng và có nghĩa lý hơn, vì họ sẽ không cần những sự trợ giúp có tính cách làm phúc nữa. Trên địa hạt kinh tế, điều này có nghĩa là trong một ngày gần đây, Nam Việt sẽ có thể xuất cảng một triệu năm trăm ngàn tấn gạo, cũng như hồi tiền chiến".

Cho nên cuộc di cư 1954-1955 còn mang một ý nghĩa là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực.

Cuộc di cư năm 1954 không phải chỉ là vấn đề chính trị của một tập thể người chọn lựa một thể chế chính trị. Điều đó đúng nhưng không đủ. Một triệu người di cư chuyên chở theo cả một nếp sống văn hóa, phong tục, tôn giáo, cách làm ăn, cách suy nghĩ sinh sống, tính nết và cuối cùng cách ăn cách nói. Chữ nghĩa đã làm một cuộc di cư không tiền khoáng hậu trong lịch sử của người Việt từ Bắc vào Nam.

Khi lần đầu tiên tiếp xúc lại với chữ nghĩa miền Bắc sau 20 năm xa cách. Người đối thoại có cái cảm giác sung sướng đến ngạc nhiên, đến bỡ ngỡ vì nhớ lại những chữ nghĩa tưởng chừng đã quên nay nhớ lại. Sau bao năm xa cách, hình như bắt lại được mình, nối lại được dĩ vãng thân thuộc, gần gũi.

Chữ nghĩa như có hồn được vực dậy, thổi thêm sinh khí. Phần lớn những thứ chữ này có vào thời tiền chiến và gần như bị * đoạn tuyệt * với nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ). TLVĐ chẳng những đoạn tuyệt với phong tục, nếp sống cũ mà cả với chữ nghĩa cũ nữa. Như vậy, song song với nhóm TLVĐ, vẫn còn sót lại một dòng văn học ngược chiều với nhóm Văn Hoá Ngày nay và cứ thế nó kéo dài đến bây giờ. Và một lần nữa, nó lại phải đương đầu với những nhà văn trẻ, thế hệ sau 1975, thế hệ sau cởi trói hay sau ngày miền nam rơi vào giặc xâm lược miền bắc.

Cũng một cách thức tương tự, người ta tìm thấy ở miền Nam với Nhóm Sáng Tạo http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/Sang-tao-group-a-beginning-of-innovation-movement-mlam-03012009101014.html đổi mới nội dung, giải phóng chữ nghĩa bằng cách sử dụng những từ có vóc dáng triết lý thời thượng. Bên cạnh đó có một dòng chảy văn học chữ nghĩa như khe suối nguồn, lau lách, giữ lại cội nguồn, giữ lại bản sắc của mình với những nhà văn như Sơn Nam, Bình nguyên Lộc và đặc biệt nhất là nhà văn Lê Xuyên, là một hiện tượng văn học có vóc dáng và tầm vóc đáng kể trong văn chương thi phú miền nam.

Cuộc di cư năm 1954 đáng nhẽ là một cuộc hành trình chữ nghĩa, tiếp nối cái sợi giây văn hoá nối dài hai miền, tự nó đánh mất đi khúc ruột liền sản sinh ra một thứ văn chương không gốc. Lẽ dĩ nhiên, cạnh đó, nhiều trào lưu tư tưởng, văn học cũng góp vào các dòng chảy chung đó, gợi lại những chữ nghĩa của thời xa xưa miền bắc, có những chữ tự nó cũng không còn được dùng nữa ở miền Bắc. Nhưng phần đông, chúng vẫn là cái vốn liếng văn hóa của đất nước, của dân tộc nói chung vượt lên trên những đối lực chính trị vốn lúc nào cũng là kẻ thù của văn hóa. Nghĩ như thế mới thấy vai trò và sứ mệnh nhà văn quan trọng đến bực nào. Củng nhờ vào cuộc di cư của người miền bắc mà văn chương miền nam được phong phú hoá bằng cái nôi văn hoá xa xưa của miền bắc được nhập cư va hài hoà với văn chương mộc mạc miền nam. Thật là một tấu khúc hổn hợp tuyệt vời trong văn chương miền nam trước năm 1975. Với dòng ngôn ngử nhập cư từ người miền bắc di cư 1954, phong trào văn học miền nam khởi sắc hơn từ các chửi vần điệu, Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Coi vậy mà đúng lắm, người mới đến phải vào khuôn, phải thích ứng, phải hội nhập. Sức ép của đa số buộc người mới tới vứt lại hành lý mang theo. Hành lý có thể vất được còn ngôn ngữ, phong tục tập quán lâu đời, thì vất kiểu nào?? Thôi thì vất ra khỏi cửa khẩu là được rồi, ai không thích thì bịt tai, còn ai thích thì mang về mà xài.....rồi thời gian sẽ là trọng tài cho sự tồn tại của ngôn ngữ nhập cư.

Thoạt đầu là các chữ chửi của dân miền Bắc vốn là sắc thái văn hoá bản địa. Đặc thù và cá biệt. Ai chửi hay và chửi có bài bản, có nghệ thuật, có vần điệu, ví von, có tay nghề bằng miền Bắc. Chửi hay như thế nên có kẻ làm nghề chửi thuê kiếm ăn. Chẳng hạn, trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo chửi để lấy tiền uống rượu...cách chửi của người miền bắc là một lối thể hiện của văn chương bình dân theo thời gian ngày càng độc đáo và phong phú hơn. Hảy coi cô diễn viên Hồng Đào của vc chửi , để thấy nghề chửi điêu luyện của văn chương miền bắc.

Chửi vần điệu mà cách xưng hô củng rất cung kính đầy xu nịnh trong xưng hô khác thường hơn cách xưng hô bình đẳng của miền nam như:
"... quan đốc tờ, quan đốc học, cụ Nghị, cụ Hàn, cụ cử, cụ ký, cụ Thượng, cụ Tú, thầy đội xếp, thầy cai, cụ lang ta, cụ bang tá, thầy quản, anh Khóa, anh cung văn ( thư ký riêng của các gia đình giầu có), thầy đồ, sinh đồ hay cống sĩ, quan hiệu, quan châu, quan phủ doãn, hiến ty, dề điệu, quan thừa sứ, ông Hiến binh, ông Trùm, ông Chánh trương, ông hậu, ông Hàn, ông cửu, cụ Thượng, ông Lý, cụ Chánh...."

Văn chương củng lệ thuộc vào cách sinh hoạt hàng ngày, người miền Bắc chân lấm tay bùn, làm ăn vất vả. Miền Nam, ruộng thẳng cánh cò bay, làm chơi ăn thật. Đi mút mùa lệ thủy không thấy nhà thấy cửa, nhất là không thấy tháp chuông nhà thờ, không thấy đình, thấy chùa. Cái nhìn về con người, về đời sống, về cách sinh hoạt làm ăn của người Bắc đã đổi khác. Chẳng mấy chốc cái ngậm ngùi lúc ra đi nay quên hết. Cứ gì chữ nghĩa bỏ quên, đất lề quê thói, phong tục, tập quán, đạo nghĩa cứ thế mà rơi rụng dần dần. Thay vì so đo, khép kín, bảo thủ, giữ lời ăn tiếng nói, giữ phép nhà bắt đầu buông thả. Thay vì chiếu trên , chiếu dưới, có phép có tắc.. nay ăn nói thả giàn, chả kiêng nể gì nữa. Con gái, con đứa nay tụm năm tụm ba đàn đúm, hát xướng, thích thì ra rặng trâm bầu tán tỉnh, mọi chuyện hạ hồi phân giải. Đó củng là tính đặc thù trong văn chương của miền bắc và miền nam. Củng nhờ vào cuộc di cư miền bắc mà miền nam đã hình thành được một thứ văn hoá riêng biệt gọi là Văn Hoá VNCH, là một thứ văn hoá dể thương đượm tình dân tộc qua cá câu hò lời ca tiếng hát...nhất là trong kho tàng âm nhạc miền nam trước 1975 từ âm hưởmg tới giai điệu rất lảng mạn tình tứ khép kín và rất truyền cảm nên đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng.





Cuộc nhập cư văn hoá từ miền bắc năm 1954 như là gió mới thổi vào miền nam làm thay đổi cung cách giản dị mộc mạc của văn hoá đặc thù của miền nam, không như năm 1975 với cuộc cưỡng bách văn hoá Marx theo bước chân của bọn cuồng đồ cs xâm lược vào nam đã tàn phá hết các nét truyền thống của văn hoá tốt đẹp đã có từ trước. Khởi đầu cho việc tàn phá nầy là tên hồ chó, từ chữ "y dài" đã sửa thành "i ngắn" ..từ chữ "c" được viết bằng chử "k" như HCM đã viết " con đường KÁCH MỆNH".....Những thứ ngôn ngữ lạ do họ hồ và con cháu cháu bác hù chế biến đã phá hoại tận gốc rể các công trình sáng tạo và các nét đẹp truyền thống trong văn chương VN. Văn chương không thể cưỡng cầu mà phải được tự do phát triển, như thế mới có nhựa sống và bám rể trong dân gian. Văn hoá cưỡng cầu là một thứ văn hoá mang tính nô dịch như 700 tờ báo của CHXHCNVN và các hệ thống truyền thông và truyền hình hiện nay trong nước. Một thứ văn hoá không thể hiện được tính nhân văn của việt tộc

Dưới chế độ cộng sản người làm văn hoá nghệ thuật phải học tập, chỉnh huấn để sáng tác theo nguyên tắc chỉ đạo của nền văn nghệ Marx Lenin cứng ngắt, khô cằn, tin theo chủ nghĩa hiện thực xã hội bị vo tròn bóp méo, tráo trở, đi chệch đường hướng lý luận, lập trường một chiều của đảng. Thành thử không thể phản ảnh trung thực tâm lý và sinh hoạt con người muôn thuở. Nội dung tư tưởng nhắm theo thế giới quan của chủ nghĩa Marx Lenin, tuyệt đối khuôn đúc theo tiêu chuẩn hiện thực xã hội. Người ta đã ví người nghệ sĩ cộng sản tựa một con ngựa, hai bên mang tai bịt hai miếng da, không cho nhìn cảnh vật hai bên và thê thảm hơn, thân hình bị những lằn roi quất đến tươm thịt, ứa máu, liều mình phi nước đại tới hố thẳm nghịch lý của tính đảng, của thế giới quan vô sản và phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ dẵm lên những mảnh đất cầy lên sỏi đá, thiếu sinh khí nhân bản, tình tự dân tộc và ý thức nhân loại. Người văn nghệ sĩ cộng sản cúi đầu làm nô lệ cho tập đoàn cai thầu văn nghệ của đảng, phục vụ đường lối, chính sách của đảng, đấu tranh không ngưng nghỉ cho chủ nghĩa cộng sản, củng cố lòng tin của quần chúng đối với đảng cùng chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại, giáo điều, bè phái và dân tộc tư sản.

Đảng lãnh đạo, thai nghén, hình thành nền văn học gắn liền với chính trị, không có giá trị thực sự và lâu dài, thực chất phục vụ chế độ, và những văn nghệ sĩ đã không khác nào những con vẹt lặp lại những chỉ thị, giáo điều của đảng, của tập đoàn cai thầu văn nghệ, tương tự nhau theo một lối kết cấu đã khuôn đúc hóa thạch một cách gượng gạo, tẻ nhạt. Đó là những gì đã xô đảy nền văn học truyền thống xuống hố thẳm của suy thoái, đào thải.

Đứng trước sự tàn phá của người cs về văn hoá, hơn bao giờ hết những văn nghệ sĩ trong nước sẽ tự phản tỉnh để đối diện với thực chất cuộc đời và sự nghiệp mình mà vùng thoát khỏi quỹ đạo tuyên truyền dối trá của giai cấp thống trị, đập phá toàn bộ nền móng của chủ nghĩa vô sản, hình thành một nền văn học dân tộc, nhân bản, khai phóng và tiến bộ.

Thị Linh (1.7.2013)

Thân hữu trích trong http://nguoivietboston.com/?p=9545
(hình bên là cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, nằm trên vỉ tuyến 17)


Từ mới; "bác hồ chí minh là hồ đồ"

Hồ đồ thích đô la, nhưng ham chơi cha bị đá ra khỏi Mỹ, phải làm cu li cho Tây, làm bồi cho Tàu, cả ngày miệng cứ làu bàu chửi Mỹ chửi Tây. thế mới rõ cái thân phận Hồ đồ.hận Tây thù Mỹ.

No comments:

Post a Comment