Trung Quốc lại có mưu đồ mới
Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích biển Đông
Trung Quốc tiếp tục có những động thái đe dọa khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng .
Trong lúc tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì Trung Quốc lại vừa đổ dầu vào lửa.
Thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam, Bắc Kinh ra lệnh tàu cá nước ngoài phải “xin phép nhà chức trách” nếu muốn đánh bắt cá hoặc thăm dò tại “khu vực hành chính mới” do tỉnh này quản lý - bao trùm khoảng 2/3 diện tích biển Đông. Lệnh mới trên được công bố hồi tháng 11-2013 và có hiệu lực từ đầu năm nay nhưng đáng nói là không được công khai bên ngoài Trung Quốc.
Theo quy định ngang ngược này, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Website tin tức The Washington Free Beacon (Mỹ) nhận định đòi hỏi trên có thể làm bùng nổ cuộc đối đầu mới tại biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tuyên bố pháp lý rõ ràng áp dụng cho vùng biển họ đang có tranh chấp với một số nước Đông Nam Á. Động thái này không chỉ tổn hại đến tự do hàng hải quốc tế mà còn cho thấy mưu đồ độc chiếm nguồn cá và những tài nguyên khác ở biển Đông của Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng đây dường như là một nỗ lực mới của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền vô lý ở biển Đông. Ông John Tkaci, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định đây là diễn biến thật sự quan trọng nhưng không gây bất ngờ. Theo ông, quy định mới là bước tiếp theo của cái gọi “đường 9 đoạn” vốn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhằm phục vụ ý đồ tăng cường kiểm soát biển Đông của Trung Quốc.
Quy định trên còn có thể là cách để buộc các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản chấp nhận sự lấn tới trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á có thể chống lại bằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. “Trung Quốc rõ ràng đang coi thường công ước” - ông Tkaci chỉ trích.
Bắc Kinh có thể tìm cách bao biện khi cho rằng quy định trên do chính quyền địa phương ban hành chứ không phải chính sách quốc gia. Vì thế, không có nhiều khả năng quy định sai trái này bị bãi bỏ. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể áp đặt những hạn chế đánh bắt cá tương tự tại biển Hoa Đông, nơi căng thẳng về tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Tokyo đang gia tăng.
Thông tin về quy định trên xuất hiện giữa lúc Trung Quốc vẫn đang gây phản ứng vì thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ). Cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh sẽ có bước đi tương tự tại biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây kêu gọi ECSADIZ không nên được thực thi, đồng thời cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự trong khu vực, nhất là ở biển Đông”.
Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích biển Đông
Trung Quốc tiếp tục có những động thái đe dọa khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng .
Trong lúc tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì Trung Quốc lại vừa đổ dầu vào lửa.
Thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam, Bắc Kinh ra lệnh tàu cá nước ngoài phải “xin phép nhà chức trách” nếu muốn đánh bắt cá hoặc thăm dò tại “khu vực hành chính mới” do tỉnh này quản lý - bao trùm khoảng 2/3 diện tích biển Đông. Lệnh mới trên được công bố hồi tháng 11-2013 và có hiệu lực từ đầu năm nay nhưng đáng nói là không được công khai bên ngoài Trung Quốc.
Theo quy định ngang ngược này, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Website tin tức The Washington Free Beacon (Mỹ) nhận định đòi hỏi trên có thể làm bùng nổ cuộc đối đầu mới tại biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tuyên bố pháp lý rõ ràng áp dụng cho vùng biển họ đang có tranh chấp với một số nước Đông Nam Á. Động thái này không chỉ tổn hại đến tự do hàng hải quốc tế mà còn cho thấy mưu đồ độc chiếm nguồn cá và những tài nguyên khác ở biển Đông của Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng đây dường như là một nỗ lực mới của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền vô lý ở biển Đông. Ông John Tkaci, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định đây là diễn biến thật sự quan trọng nhưng không gây bất ngờ. Theo ông, quy định mới là bước tiếp theo của cái gọi “đường 9 đoạn” vốn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhằm phục vụ ý đồ tăng cường kiểm soát biển Đông của Trung Quốc.
Quy định trên còn có thể là cách để buộc các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản chấp nhận sự lấn tới trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á có thể chống lại bằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. “Trung Quốc rõ ràng đang coi thường công ước” - ông Tkaci chỉ trích.
Bắc Kinh có thể tìm cách bao biện khi cho rằng quy định trên do chính quyền địa phương ban hành chứ không phải chính sách quốc gia. Vì thế, không có nhiều khả năng quy định sai trái này bị bãi bỏ. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể áp đặt những hạn chế đánh bắt cá tương tự tại biển Hoa Đông, nơi căng thẳng về tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Tokyo đang gia tăng.
Thông tin về quy định trên xuất hiện giữa lúc Trung Quốc vẫn đang gây phản ứng vì thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ). Cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh sẽ có bước đi tương tự tại biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây kêu gọi ECSADIZ không nên được thực thi, đồng thời cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự trong khu vực, nhất là ở biển Đông”.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=789796#ixzz2ptXGIX5u
doc tin tuc www.xaluan.com
Sáng thứ năm, 09/01/2014, Bắc Kinh nói rằng luật đánh cá mới của tỉnh Hải Nam đòi hỏi các thuyền đánh cá ngoại quốc phải có giấy phép mới được đánh cá trên vùng biển đang tranh chấp phù hợp với pháp luật quốc gia Trung quốc.
Nghị viện đảo Hải Nam đã thông qua luật đánh cá mới trong năm ngoái và có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng. Luật mới của tỉnh Hải Nam sẽ tạo căng thẳng ở Nam Hải. Bởi vì, luật này cấm các quốc gia khác không được đánh bắt cá trong khu vực đường lưỡi bò.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển có nhiều trử lượng dầu lửa và dầu khí ở Nam Hải, bác bỏ chủ quyền của các nước trong vùng gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai, Brunei. Ngày hôm nay, Phi Luật Tân nói rằng họ đang chờ sự xác nhận luật mới của Bắc Kinh.
Trong năm 2011, Trung Quốc tuyên bố tỉnh Hải Nam quản trị 2 triệu cây số vuông biển Nam Hải và diện tích biển Nam Hải rộng khoảng 3.5 triệu cây số vuông.
Luật Hải Nam không nêu ra hình phạt, nhưng tương tự như luật Trung Quốc, tuyên bố những tàu thuyền đánh cá trong vùng biển Trung Quốc sẽ bị tịch thu, bị phạt 500,000 Nhân dân tệ hay 82,000 Mỹ kim.
Huệ Võ (Theo Reuters)
Ðây là nhận định đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ nói lệnh hạn chế đánh bắt cá của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp ở Biển Ðông là 'hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.
Chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa thông qua các điều luật của tháng 11 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1 là yêu các tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào khu vực biển nằm trong quyền tài phán của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói trong một buổi họp báo rằng: 'Việc thông qua các lệnh cấm hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trong khu vực tranh chấp trên Biển Ðông là một hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói lệnh cấm có vẻ như được áp dụng đối với khu vực mà Trung Quốc gọi là 'đường chín đoạn' và nói thêm rằng 'Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào hay dựa trên luật pháp quốc tế đối với những khiếu nại về vấn đề hàng hải'.
Ðây là nhận định đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Nguồn: Reuters, State Department.
doc tin tuc www.xaluan.com
Trung Quốc Xác Nhận Luật biển tỉnh Hải Nam Hợp Pháp
by Huệ Võ (Theo Reuters) - January 9, 2014 by HNSG
by Huệ Võ (Theo Reuters) - January 9, 2014 by HNSG
Sáng thứ năm, 09/01/2014, Bắc Kinh nói rằng luật đánh cá mới của tỉnh Hải Nam đòi hỏi các thuyền đánh cá ngoại quốc phải có giấy phép mới được đánh cá trên vùng biển đang tranh chấp phù hợp với pháp luật quốc gia Trung quốc.
Nghị viện đảo Hải Nam đã thông qua luật đánh cá mới trong năm ngoái và có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng. Luật mới của tỉnh Hải Nam sẽ tạo căng thẳng ở Nam Hải. Bởi vì, luật này cấm các quốc gia khác không được đánh bắt cá trong khu vực đường lưỡi bò.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển có nhiều trử lượng dầu lửa và dầu khí ở Nam Hải, bác bỏ chủ quyền của các nước trong vùng gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai, Brunei. Ngày hôm nay, Phi Luật Tân nói rằng họ đang chờ sự xác nhận luật mới của Bắc Kinh.
Trong năm 2011, Trung Quốc tuyên bố tỉnh Hải Nam quản trị 2 triệu cây số vuông biển Nam Hải và diện tích biển Nam Hải rộng khoảng 3.5 triệu cây số vuông.
Luật Hải Nam không nêu ra hình phạt, nhưng tương tự như luật Trung Quốc, tuyên bố những tàu thuyền đánh cá trong vùng biển Trung Quốc sẽ bị tịch thu, bị phạt 500,000 Nhân dân tệ hay 82,000 Mỹ kim.
Huệ Võ (Theo Reuters)
Mỹ: Lệnh cấm đánh cá của TQ ở Biển Ðông
là hành động 'khiêu khích'
by Nguồn: Reuters, State Department - Thursday, January 9, 2014
là hành động 'khiêu khích'
by Nguồn: Reuters, State Department - Thursday, January 9, 2014
Ðây là nhận định đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ nói lệnh hạn chế đánh bắt cá của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp ở Biển Ðông là 'hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.
Chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa thông qua các điều luật của tháng 11 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1 là yêu các tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào khu vực biển nằm trong quyền tài phán của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói trong một buổi họp báo rằng: 'Việc thông qua các lệnh cấm hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trong khu vực tranh chấp trên Biển Ðông là một hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói lệnh cấm có vẻ như được áp dụng đối với khu vực mà Trung Quốc gọi là 'đường chín đoạn' và nói thêm rằng 'Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào hay dựa trên luật pháp quốc tế đối với những khiếu nại về vấn đề hàng hải'.
Ðây là nhận định đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Nguồn: Reuters, State Department.
ADIZ của TQ ban hành là hành động tự khoanh vùng tự chiếm cứ khu vực bằng vũ lực.
No comments:
Post a Comment