Đối phó TQ, Nhật mở đợt nâng cấp tàu đổ bộ quy mô chưa từng có
Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 10/01/2014 11:09
(Soha.vn) - Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản nâng cấp các tàu đổ bộ xe tăng với quy mô lớn như vậy.
Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản nâng cấp các tàu đổ bộ xe tăng với quy mô lớn như trên.
Nhật Bản nhận định rằng họ sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ các hòn đảo xa do hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Các tàu đổ bộ xe tăng này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển các phương tiện đổ bộ cho GSDF trong tình huống tác chiến bảo vệ các hòn đảo xa.
Tàu đổ bộ chở lớp Osumi
https://www.youtube.com/watch?v=BQPOikvOzyg
BÀI LIÊN QUAN
Do đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên kế hoạch quét sơn chống trượt lên
trên các dốc ở cửa lên xuống, đồng thời trang bị thêm những chức năng để
con tàu nghiêng về sau tạo điều kiện cho các phương tiện đổ bộ có thể
tự mình cơ động ra vào con tàu.
Bộ Quốc phòng Nhật quyết định dành khoảng 300 triệu yên trong năm 2014
để nghiên cứu và thiết kế nhằm phục vụ cho việc nâng cấp ba tàu đổ bộ xe
tăng lớp Osumi. Những chiếc máy bay Osprey có thể đậu bên trong con tàu
khi các cánh của nó gập về phía sau, tuy nhiên trong thời gian cất và
hạ cánh, loại máy bay này tạo ra một lượng nhiệt lớn bên dưới các cánh,
nên Nhật cũng sẽ cân nhắc nâng cấp khả năng chịu nhiệt cho sàn tàu.
Từ trước tới nay Lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển và trên không của Nhật Bản luôn tự mình quyết định về các loại vũ khí, trang thiết bị sẽ sử dụng. Tuy nhiên, do tầm quan trọng ngày càng lớn của việc bảo vệ các hòn đảo xa, ví dụ các tàu chiến của MSDF cần chuyên chở binh lính của GSDF một cách thường xuyên hơn nên việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa ba lực lượng này là ngày càng cần thiết. Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi việc nâng cấp con tàu là hoạt động đầu tiên nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa ba lực lượng chủ chốt trong tương lai.
Tàu đổ bộ lớp Osumi có lượng giãn nước không tải là 9.000 tấn, đầy tải 14.000 tấn; chiều dài 178m, rộng 25,8m, cao 17m, mớn nước 6m, biên chế nhân viên 135 người. Tàu được trang bị 2 động cơ diezen 2 trục đẩy, công suất 26.000hp, đảm bảo cho nó có thể chạy với vận tốc 22 hải lý/h.
Lớp tàu này có khả năng vận tải 330 binh lính và 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa.
Nhật Bản có thể chế tạo ít nhất 1.000 quả bom hạt nhân
Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 01/01/2014 07:32
(Soha.vn) - Nhật không được phép nhập khẩu plutonium để sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng nước này có thể tự sản xuất plutonium cần thiết từ chất thải hạt nhân tại các nhà máy điện.
Tờ Wen Wei Po (có trụ sở tại Hong Kong) trích dẫn phân tích
của chuyên gia Koide Hiroaki tại Viện nghiên cứu lò phản ứng thuộc
trường đại học Kyoto (Nhật Bản), cho rằng lý do thực sự khiến Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe không từ bỏ điện hạt nhân bởi vì ông muốn phát triển
một chương trình vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản đã nhận được nhiều lời kêu gọi xem xét lại lĩnh vực năng lượng
hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011, khi nhà máy
điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần,
gây ra thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới sau Chernobyl.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi được chụp từ trên cao.
Bất chấp những rủi ro, ông Hiroaki cho rằng Tokyo vẫn quyết tâm phát
triển bom hạt nhân. Nhật Bản không được phép nhập khẩu plutonium để sản
xuất vũ khí hạt nhân nhưng nước này có thể tự sản xuất plutonium cần
thiết từ chất thải hạt nhân tại các nhà máy điện.
BÀI LIÊN QUAN
Các chuyên gia phân tích người Mỹ ước tính rằng Nhật Bản hiện tại có đủ lượng plutonium để phát triển ít nhất 1.000 quả bom hạt nhân.
Theo hiến pháp Nhật Bản, quốc gia này không được phép sở hữu bất cứ
loại vũ khí nào có khả năng tấn công, bao gồm bom hạt nhân. Mặc dù vậy,
ngày càng nhiều chính trị gia Nhật Bản kêu gọi hủy bỏ "Ba nguyên tắc phi
hạt nhân" của nước này khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gia
tăng xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ba nguyên tắc phi hạt nhân được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Nhật Bản
Eisaku Sato trong một bài phát biểu tại quốc hội vào năm 1967. Theo
những nguyên tắc này, Tokyo không được sở hữu hay sản xuất vũ khí hạt
nhân.
Tuy vậy, theo tờ Wen Wei Po, để giành được sự ủng hộ từ phe cánh hữu,
Thủ tướng Shinzo Abe đã tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái khởi động các
nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, bất chất sự phản đối từ trong và ngoài
nước. Tờ Wen Wei Po cho rằng đây là động thái rất nguy hiểm vì nó chỉ mang lại sự bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Không cần VK hạt nhân, TQ có thể đánh bại Nhật trong vài giây"
Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 31/12/2013 09:05
(Soha.vn) - Nhật Bản sẽ thua trong một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc nếu như họ tiếp tục đánh giá thấp năng lực của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Đây là nhận định mà Buntaro Kuroi, một chuyên gia quân sự của Nhật Bản đưa ra trong bài viết được đăng tải gần đây trên tạp chí Nikkan Spa có trụ sở tại Tokyo.
Theo Kuroi, hiện có rất nhiều đồn đoán về những gì sẽ xảy ra nếu như Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Trung Quốc do liên quan đến việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào ngày 23/11 vừa qua. Chuyên gia này tuyên bố rằng Tokyo chắc chắn sẽ thua trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Bắc Kinh bởi Trung Quốc hiện là quốc gia có chi tiêu cho quân sự lớn thứ hai thế giới. Nhật Bản có thể bị Trung Quốc đánh bại và phá hủy lãnh thổ chỉ trong vài giây, thậm chí không cần đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận trên biển Philippines năm 2007
Chuyên gia Kuroi cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng liệu tiêm kích F-15J của Nhật Bản có khả năng đánh bại các tiêm kích J-11 và Su-30 của Trung Quốc hay không, trong khi đó chuyên gia này cũng nói thêm rằng Trung Quốc dường như sẽ không chờ đến khi Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-35 để phát động một cuộc chiến tranh chống lại quốc gia này. Do đó, điều thiết yếu là các nhà lãnh đạo quân sự của Nhật Bản không nên đánh giá thấp năng lực quân sự của Trung Quốc, chuyên gia này kết luận.
No comments:
Post a Comment