Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kính chuyển tin tổng hợp giờ chót
Sau 30 tháng 4 năm 1975
Ngày Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại Genève 30 tháng 1 năm 2014.
Vietnam UPR - Trong
lúc mọi người ở Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa
tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn
viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Sự kiện này được các nhóm hội dân sự độc lập trong nước (VOICE,
Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo
Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn
giáo Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.
Đến dự sự kiện
có Phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại
diện các tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn Bút
Quốc tế (PEN International), HRW, ISHR...
Ngay sau sự kiện
Ngày Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với
Phái bộ Hoa Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong
phiên UPR của Việt Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc và văn phòng các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của
tổ chức này.
Ngày tạm kết thúc Khảo sát Nhân Quyền Việt Nam 7tháng 2 năm 2014.
* 227 Khuyến cáo do đại diện của 106 Nhà nước đưa ra, không kể những câu hỏi gởi trước
của 12 Nhà nước, so với 174 Khuyến cáo của 60 Nhà nước trong kỳ Khảo sát tháng 5 năm 2009.
* Năm 2009, Cộng sản Hà Nội chấp thuận ngay 93 Khuyến cáo,
không ‘’ủng hộ’’ 45 Khuyến cáo và hẹn trả lời sau khi nghiên cứu 36 Khuyến cáo.
* Năm 2014, Cộng sản Hà Nội ‘’khất nợ Nhân Quyền’’ xin hẹn sẽ trả lời, trễ lắm là
vào tháng 6 năm 2014 trong Khóa họp kỳ thứ 26 của Hội Đồng Nhân Quyền.
* Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ sẽ có Bản Tin đầy đủ hơn sau khi phối kiểm với
nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đặc trách Ủy ban Nhà Văn bị Cầm tù
và là một trong hai văn hữu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đại diện của Văn Bút Quốc Tế tại Hội Đồng Nhân Quyền.
Ngoài ra, văn hữu Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại còn là một chuyên gia tham vấn độc lập
được Hội Đồng Nhân Quyền bầu ra, không chịu áp lực hay ảnh hưởng của bất cứ Nhà nước nào.
Cả ba văn hữu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại nói trên không can dự, dính dáng gì với hoạt động của bất kỳ đảng phái
chính trị của người Việt ở hải ngoại và quốc nội, trong khuôn khổ cuộc Khảo sát Nhân Quyền Việt Nam.
No comments:
Post a Comment